Tìm hiểu về quy trình cập bến, neo đậu tàu container
2020 sắp tới gần, tuy nhiên thay vì cải tiến và ứng dụng nhiều phương thức phù hợp với cách mạng công nghệ 4.0, vẫn còn nhiều doanh nghiệp sử dụng những phương pháp neo đậu tàu “lỗi thời”. Hầu hết mọi người vẫn còn sử dụng cách làm truyền thống với dây thừng . Điều này có thể giải thích vì dây thừng mang tính hiệu quả cao nhờ tính linh động của nó : Độ co dãn của dây thừng đủ để giữ những con tàu dưới tác động của thủy triều và sóng. Suy cho cùng, dây thừng đã được sử dụng để neo đậu những con tàu trong hàng ngàn năm nay, và đối với những thứ không phát sinh bất kì vấn đề gì, thì không có lí do gì để phải điều chỉnh cả.
Quy trình cập bến giữa tàu container và tàu nhỏ khác nhau hơn bạn nghĩ !
Khi tàu tiến đến cầu tàu cập bến, hoa tiêu – những người dẫn tàu qua các khu vực đã được chỉ định sẵn, sẽ lái những con thuyền nhỏ hơn đến để hỗ trợ đoàn thủy thủ cập bến. Họ sẽ trèo lên boong thuyền và hỗ trợ toàn bộ quá trình cập bến. Bằng những kiến thức tường tận về khu vực, họ có thể trả lời hầu như mọi câu hỏi liên quan đến cảng mà tàu sắp cập bến. Họ luôn biết đâu là vị trí nguy hiểm hay có mực nước nông. Cứ như thế, thủy đoàn và các hoa tiêu khu vực sẽ phối hợp cùng nhau để đưa con tàu vào vị trí song song với cảng tàu một cách trơn tru nhất.
Không như việc xử lý các thuyền đánh cá nhỏ, việc cập bến một con tàu chở hàng lớn thường mất khoảng vài tiếng đồng hồ do kích cỡ khổng lồ của con tàu. Di chuyển và sắp xếp con tàu vào đúng vị trí đòi hỏi việc tận dụng các tàu kéo nhỏ. Những con tàu nhỏ này sẽ sử dụng dây thừng để có thể đẩy thuyền vào đúng vị trí hoặc kéo tàu đến nhiều hướng khác nhau. Những quy trình đặc biệt này là vô cùng cần thiết khi mà những con tàu chở hàng có kích thước lớn phải di chuyển với tốc độ mà có thể gây khó khăn cho việc chuyển hướng. Những con tàu này hoàn toàn không có khả năng tự cập bến đặc biệt đối với các khu vực có không gian giới hạn.
Trên con tàu sẽ thường luôn có các dây neo dùng để cố định tàu với các cột neo đậu trên cầu tàu. Khi không sử dụng, những dây neo này sẽ được cuốn lại và xếp gọn trên boong tàu. Khi tàu đến gần cầu tàu, những dây neo này sẽ được bung ra và chuyền cho các công nhân đứng trên cầu tàu. Bằng cách sử dụng các xe nâng hoặc sức người trực tiếp, các công nhân làm tại cầu tàu sẽ di chuyển những sợi dây neo dày và nặng này đến nối với các mắt thòng lọng của dây vào các cọc neo đậu trên bờ, sau đó những công nhân này sẽ thắt chặt các mắt thòng lọng này để giữ yên con tàu. Quá trình này sẽ được lặp lại đến khi tất cả các bên mạn tàu được cố định. Sau khi tất cả các dây neo đậu được cố định và thắt chặt, các thủy thủ đoàn sẽ lần lược kiểm tra lại lần cuối. Và cuối cùng, quá trình cập bến và neo đậu của tàu được hoàn tất, con tàu sẵn sàng cho các hoạt động tiếp theo tại cảng.
Tổng thể quá trình cập bến và neo đậu con tàu có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thời tiết và vấn đề tắc nghẽn tại cảng.
Nguồn: VILAS