Quy trình xin cấp C/O khi xuất khẩu một lô hàng
- Bạn đang có nhu cầu khai báo C/O?
- Bạn không hiểu rõ C/O là gì?
- Bạn không biết quy trình xin cấp C/O?
Vậy bạn đã đến đúng nơi rồi đó. Hôm nay, Airport Cargo sẽ đồng hành cùng với bạn để hiểu rõ hơn về C/O nhé.
C/O là gì?
“C/O” thường được hiểu là “Certificate of Origin,” đây là một chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa. Chứng nhận này cung cấp thông tin về nơi sản xuất của hàng hóa hoặc dịch vụ. Nó thường được yêu cầu trong quá trình giao dịch quốc tế để đảm bảo rằng hàng hóa được xuất khẩu có nguồn gốc từ quốc gia được xác định. Biết được nguồn gốc, hay xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp chủ hàng nhập khẩu xác định xem hàng có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không. Vậy quy trình xin cấp C/O có khó không?
C/O dùng để làm gì?
Ưu đãi thuế quan
Xác định nguồn gốc của hàng hóa sẽ giúp xác định hàng hóa đó, có đến từ quốc gia được hưởng ưu đãi về thuế hay không. Nếu giữa các quốc gia có ký kết các hiệp định ưu đãi về thương mại.
Một số hiệp định thương mại lớn mà Việt Nam đã ký kết:
- Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP – Trans-Pacific Partnership Agreement)
- ASEAN – Ấn Độ
- ASEAN – Australia và New Zealand
- ASEAN – Trung Quốc
- ASEAN – Hàn Quốc
- ASEAN – Hàn Quốc
Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá
Trong trường hợp hàng hóa của một quốc gia bị phá giá tại thị trường quốc tế, việc xác định nguồn gốc giúp thực hiện các biện pháp chống phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá một cách hiệu quả.
Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch
Xác định xuất xứ của hàng hóa giúp việc biên soạn số liệu thống kê thương mại trở nên dễ dàng đối với một quốc gia hoặc khu vực cụ thể, từ đó hỗ trợ các cơ quan thương mại trong việc duy trì hệ thống hạn ngạch và thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại.
Các dạng C/O thường gặp
C/O có thể có nhiều dạng, mỗi dạng lại có một công dụng khác nhau dành riêng cho từng trường hợp đặc biệt. Tùy theo từng hợp đồng giao dịch mà bạn sẽ cần xin dạng C/O khác nhau.
- C/O Mẫu A: ưu đãi thuế suất cho hàng xuất khẩu Việt Nam cam kết WTO
- C/O Mẫu B: dùng cho hàng hóa xuất khẩu nói chung
- C/O Mẫu D: dùng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đi các nước trong khối ASEAN
- C/O Mẫu E: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc
- C/O Mẫu AK: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam (ASEAN) sang Hàn Quốc
- C/O Mẫu VK: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc
- C/O Mẫu AJ: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam (ASEAN) sang Nhật Bản
- C/O Mẫu VJ: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản
- C/O mẫu EUR.1: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước Liên minh Châu Âu (EU)
- C/O mẫu AHKIA: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Hongkong
- C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU.
- C/O form CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
- C/O form UKV (Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam, Vương quốc Anh và Bắc Ireland).
- C/O form EV (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU).
Quy trình xin cấp C/O tại Việt Nam
Bước 1
– Đối với doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/o, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân (tại www.ecosys.gov.vn)
– Nếu xin C/o tại Chi nhánh VCCI HCM và nộp lại cho Bộ phận C/o, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.
Bước 2
Scan hồ sơ thương nhân và nộp online lên hệ thống ecosys để chờ xét duyệt. DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau:
– Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN.
– Mẫu C/O (A, B, D, E, AJ, AK, VK, VJ,…)
– Hóa đơn thương mại: 1 bản gốc do DN phát hành.
– Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan
– Packing List: 1 bản gốc của DN
– Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”.
– Quy trình sản xuất
Bước 3
Khai báo online trên
- Hệ thống Ecosys (Bộ Công Thương cấp phép) https://ecosys.gov.vn/Homepage/HomePage.aspx
- Comis (VCCI cấp phép) http://comis.covcci.com.vn/,
Bạn sẽ chờ cấp số tiếp nhận doanh nghiệp in phiếu C/O draft đã được khai báo trên hệ thống.
Bước 4
Nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ Công Thương và VCCI chờ cấp phép, đóng dấu và nhận lại C/O đã được cấp phép dựa trên thời gian quy định hoặc thời gian trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Các câu hỏi thường gặp khi xin cấp C/O
Tôi cần lưu ý gì khi xin cấp C/O?
- Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có giá trị trong thời hạn 2 năm .
- Trong trường hợp có sự thay đổi trong thời hạn 2 năm này, thương nhân cập nhật thông tin liên quan đến các chứng từ.
- Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có quyền yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các chứng từ.
- Thời hạn hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu doanh nghiệp có đủ hồ sơ theo hướng dẫn nêu trên: 02- 03 ngày làm việc.
- Phải xin C/O đúng form
Tôi có cần C/O xin cấp C/O khi nào?
- Khi đối tác của bạn có yêu cầu về C/O để xác nhận chất lượng
- Khi đối tác của bạn thuộc quốc gia có ưu đãi thuế quan với Việt Nam
Vui lòng liên hệ hotline 0777255799 hoặc 0934562259 để nhận được tư vấn chi tiết.
Xem thêm:
- Vận chuyển hàng không quốc tế
- Dịch vụ khai hải quan hàng Cargo tại NCTS
- Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận FDA Hoa Kỳ tại Việt Nam