Có một số doanh nghiệp bị quá hạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Bạn cần nắm rõ thủ tục làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Cũng như thời điểm thích hợp để nộp giấy tờ chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu. Bạn nên theo dõi bài viết dưới của AirportCargo để nắm rõ những thông tin quan trọng này nhé.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá là gì ? C/O ?
C/O (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.
Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng. Hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu. Hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng.
Có 2 loại C/O chứng nhận xuất xứ hàng hoá chính:
- C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường. Nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
- C/O ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC). Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…
Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development ). Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O tại VCCI
- Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản).
- Các tờ C/O đã kê khai hoàn chỉnh: Tối thiểu 4 bản. 1 bản chính và 1 bản copy C/O cho khách hàng, 1 bản copy đơn vị C/O lưu. 1 bản copy cơ quan cấp C/O. Lưu ý: C/O Form ICO phải làm thêm 1 bản First copy. Để VCCI chuyển cho Tổ chức cà phê quốc tế ICO.
- Các chứng từ xuất khẩu (Chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam)
+ Giấy phép xuất khẩu. (nếu có)
+ Tờ khai hải quan hàng xuất.
+ Giấy chứng nhận xuất khẩu. (Nếu có)
+ Invoice.
+ Vận đơn. - Các chứng từ giải trình và chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa:
- + Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu,. thành phẩm
- + Ðịnh mức hải quan (nếu có)
+ Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng
+ Chứng từ nhập, hoặc mua nguyên liệu
+ Quy trình sản xuất tóm tắt. Trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan. Hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa). - + Giấy kiểm định (Hoặc giám định) của cơ quan chuyên ngành chức năng. Trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan. Hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa.
Chứng nhận xuất xứ hàng hoá – Hàng hóa thuộc điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 38/2018/TT-BTC
a. Đối tượng hàng hóa
Là hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thì phải nộp cho cơ quan hải quan một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau đây theo quy định của pháp luật Việt Nam. Và theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
+ Giấy C/O: 01 bản chính mang dòng chữ “ORIGINAL”. Trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác; hoặc
+ Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ: 01 bản chính;
b.Thời điểm nộp
- Người khai hải quan nộp C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan;
- Trường hợp chưa có chứng từ C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Người khai hải quan khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trừ hàng hóa nhập khẩu có C/O mẫu EAV. Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu có C/O mẫu VK (KV)
Trường hợp chưa có C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Người khai hải quan khai bổ sung và nộp C/O trong thời hạn 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
- Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Người khai hải quan khai thuế suất MFN. Không áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan xác định lại mã số HS. Hoặc người khai hải quan tự phát hiện khai bổ sung mã số HS dẫn đến thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu. Người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn còn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan nộp hồ sơ khai bổ sung mã số HS. Sau khi cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện sai sót. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật;
Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản này
Nếu người khai hải quan đã nộp C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản này. Hoặc đã nộp bổ sung chứng từ C/O theo quy định tại điểm b khoản này. Và đã được cơ quan hải quan kiểm tra, xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi tiến hành kiểm tra sau thông quan. Thanh tra theo quy định, cơ quan hải quan đối chiếu với kết quả kiểm tra. Xác định xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu để xem xét áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Nếu việc xác định lại mã số HS không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa đã kiểm tra, xác định trước đó.
Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu.
- Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan xác định hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư. Hoặc người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư dẫn đến thay đổi nghĩa vụ thuế nhập khẩu. Người khai hải quan được nộp bổ sung C/O trong thời hạn còn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan nộp hồ sơ khai bổ sung sau khi cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chứng nhận xuất xứ hàng hoá – Hàng hóa thuộc điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 38/2018/TT-BTC
a.Đối tượng hàng hóa
- Hàng hóa thuộc diện phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hoặc theo Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ cùng là thành viên. Hàng hóa đang được thông báo nghi ngờ nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ trong danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan: 01 bản chính C/O;
- Hoặc hàng hóa thuộc diện Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát, người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan: 01 bản chính C/O;
- Hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Hoặc các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng. Để xác định hàng hóa không thuộc diện áp dụng các thuế này. Người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan: 01 bản chính C/O.
b.Thời điểm nộp
Người khai hải quan nộp C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan.
Hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên:
a.Đối tượng hàng hóa
Hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên
b.Thời điểm nộp
- Trường hợp có chứng từ C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Người khai hải quan thực hiện khai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này. Và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cùng thời hạn với thời hạn nộp thuế. Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chậm nhất là ngày thứ mười của tháng kế tiếp;
- Trường hợp chưa có chứng từ C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Người khai hải quan thực hiện khai theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
Cơ quan hải quan tiếp nhận chứng từ C/O và thực hiện kiểm tra theo quy định.
Lưu ý khi nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Chứng từ C/O nộp cho cơ quan hải quan phải còn trong thời hạn hiệu lực bao. Gồm cả chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp mới thay thế, sửa lỗi, cấp sau. Hoặc bản sao chứng thực theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Thời điểm làm thủ tục hải quan được xác định từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đến thời điểm thông quan hàng hóa. Trường hợp giải phóng hàng thì thời điểm làm thủ tục hải quan được xác định từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đến thời điểm giải phóng hàng.
Mong rằng những thông tin về thời điểm nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Cũng như thủ tục làm chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá của AirportCargo giúp các bạn giải quyết được những vấn đề mà doanh nghiệp của bạn còn mắc phải. Chúc các bạn thành công.