Hàng hoá phi mậu dịch là gì? Các doanh nghiệp có lượng hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch thì khai báo hải quan như thế nào? Vậy thì AirportCargo sẽ làm rõ những vấn đề trên trong bài viết tổng hợp dưới đây. Cùng theo dõi nhé.
Hàng hoá phi mậu dịch là gì ?
Căn cứ vào điều 69 Phần III Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 09 năm 2013 hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch) gồm:
- Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam. Của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
- Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên;
- Hàng viện trợ nhân đạo;
- Hoặc Hàng hóa tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
- Hàng mẫu không thanh toán;
- Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc của người xuất nhập cảnh;
- Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
- Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn. Hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
- Hàng phi mậu khác.
Cách khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch
- Người khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch khai và nộp hồ sơ hải quan. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.
- Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa phi mậu dịch thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP, do Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định. Riêng hàng hóa hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ (hàng ngoại giao/đại sứ quán) thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
- Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Thông quan hàng hóa phi mậu dịch
a)Việc ký, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan do công chức hải quan tại khâu cuối cùng thực hiện.
b) Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện. Thì việc ký, đóng dấu xác nhận “đã làm thủ tục hải quan” do Lãnh đạo Chi cục thực hiện.
Thủ tục hải quan được hoàn thành. Hàng hóa phi mậu dịch được thông quan sau khi các công việc trên được thực hiện.
Thành phấn, số lượng hồ sơ khai báo hải quan
1. Giấy tờ phải nộp (Căn cứ vào tình hình thông quan từng đối tượng hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch cụ thể để tiếp nhận hồ sơ theo quy định) gồm các loại:
– Tờ khai hàng hoá phi mậu dịch: 02 bản chính;
– Vận đơn (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định tại điểm 8 Điều 69 Thông tư 128/2013/TT-BTC): 01 bản chụp;
– Văn bản uỷ quyền: 01 bản chính;
– Tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo: 01 bản chính;
– Quyết định hoặc giấy báo tin của cơ quan công an cho phép cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép trở về định cư ở Việt Nam. Hoặc hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam còn có giá trị về nước thường trú, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu: 01 bản chụp có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu;
– Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức từ nước ngoài vào Việt Nam: 01 bản chụp;
– Giấy phép nhập khẩu hàng hoá phi mậu dịch (đối với trường hợp nhập khẩu hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính;
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với các trường hợp quy định tại điểm e.5 khoản 2 Điều 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC : 01 bản chính;
– Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá: 01 bản chụp;
– Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có.
2. Giấy tờ phải xuất trình gồm:
– Giấy báo nhận hàng phi mậu dịch của tổ chức vận tải (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế).
– Sổ tiêu chuẩn hàng miễn thuế của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, những người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên.
3. Lưu ý
Hồ sơ để xác định hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại thuộc đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này.
4. Thời hạn giải quyết:
05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, không quá 15 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân, tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Đầu tiên là cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
– Bên cạnh đó là cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan.
– Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC (nếu có): Không có.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản chấp thuận, Giấy phép nhập khẩu, biên lai thuế (nếu có).
8. Phí, lệ phí khai báo hàng hoá phi mậu dịch
20.000 đồng/Tờ khai (Thông tư số 172/2010/TT-BTC) và phí lưu kho bãi phát sinh (nếu có)
9. Địa chỉ khai báo hàng hoá phi mậu dịch
Trực tiếp tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan.
Mong rằng bài viết trên của AirportCargo có thể giúp các bạn có thêm thông tin về cách khai báo thủ tục hải quan với trường hợp hàng hoá phi mậu dịch. Hãy nắm rõ các thông tin, yêu cầu cũng như những giấy tờ cần thiết để áp dụng vào cho doanh nghiệp của bạn nhé.
Xem thêm: Cách đặt hàng online Trung Quốc