Có 2 hình thức xử lý nguyên vật liệu dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị thuê mượn gồm: Thủ công và điện tử. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được hai hình thức xử lý này ra sao và thủ tục hải quan xử lý nguyên vật liệu dư thừa cần những gì cùng AirportCargo nhé.
1. Thực hiện xử lý nguyên vật liệu dư thừa bằng phương thức thủ công
Thực hiện thủ tục xử lý nguyên vật liệu dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công tại Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công, gồm:
– Bán tại thị trường Việt Nam (thực hiện theo phương thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ);
– Xuất khẩu trả ra nước ngoài (thực hiện như thủ tục xuất khẩu thương mại);
– Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam (thực hiện như thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp);
– Biếu, tặng tại Việt Nam (thực hiện theo phương thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ);
– Tiêu hủy tại Việt Nam.
2. Thực hiện xử lý nguyên vật liệu dư thừa bằng phương pháp điện tử
Bán tại thị trường Việt Nam: Thủ tục hải quan thực hiện theo phương thức xuất, nhập khẩu tại chỗ.
Xuất khẩu trả liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê mượn ra nước ngoài thực ra nước ngoài: Thủ tục hải quan xuất trả nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế hiện như đối với lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng mua bán. Công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa phải đối chiếu nguyên liệu xuất trả với mẫu lưu nguyên liệu lấy khi nhập khẩu; đối chiếu chủng loại, ký mã hiệu của máy móc thiết bị ghi trên tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai chuyển tiếp gần nhất với máy móc thiết bị tái xuất.
Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam: Thủ tục hải quan chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị sang hợp đồng gia công khác thực hiện như thủ tục hải quan giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp.
Biếu tặng tại Việt Nam:
Thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Trong trường hợp này hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công được coi là hợp đồng mua bán.
Tiêu hủy phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
– Việc tiêu hủy thực hiện sau khi kết thúc hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công. Việc tiêu hủy này áp dụng cho cả sản phẩm gia công được bên thuê gia công đề nghị tiêu hủy tại Việt Nam.
Thủ tục hải quan giám sát tiêu hủy thực hiện như sau:
Người khai hải quan tạo thông tin “Đề nghị giám sát tiêu hủy phế liệu, phế phẩm gia công hoặc sản phẩm, bán thành phẩm gia công” kèm theo thông tin văn bản cho phép tiêu hủy tại Việt Nam của Sở Tài nguyên – Môi trường theo định dạng chuẩn quy định tại mẫu Đề nghị giám sát tiêu hủy phế liệu, phế phẩm gia công hoặc sản phẩm. Bán thành phẩm gia công gửi đến cơ quan hải quan quản lý hợp đồng gia công;
Doanh nghiệp chủ động tổ chức việc tiêu hủy và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tác động của toàn bộ quá trình tiêu hủy đối với môi trường;
Cơ quan hải quan quản lý hợp đồng gia công cử công chức Hải quan giám sát quá trình tiêu hủy;
Khi kết thúc tiêu hủy, các bên phải tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy theo đúng quy định. Biên bản này phải có chữ ký của Giám đốc doanh nghiệp, dấu của doanh nghiệp có hàng tiêu hủy. Họ, tên, chữ ký của công chức Hải quan giám sát việc tiêu hủy. Những người được Giám đốc doanh nghiệp giao thực hiện tiêu hủy.
Hồ sơ làm thủ tục hải quan xử lý nguyên vật liệu dư thừa
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần:
Theo quy định đối với loại hình thay đổi mục đích sử dụng:
+ Tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;
+ Giấy phép của Bộ, ngành cho phép thay đổi mục đích sử dụng hoặc xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa theo quy định phải có giấy phép: 01 bản chính;
+ Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa. Hoặc hóa đơn thương mại đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa gia công, thuê mượn của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc hợp đồng mua, bán hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: 01 bản chụp.
Hoặc loại hình XNK tại chỗ:
Đối với hàng hóa xuất khẩu:
+ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
+ Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với hàng hóa nhập khẩu:
+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
+ Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
+ Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật. Trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa. Hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý: 01 bản chụp;
+ Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu. Công giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu. Văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;
+ Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về thủ tục hải quan xử lý nguyên vât liệu dư thừa. Nếu doanh nghiệp của các bạn đang gặp phải vấn đề này thì hãy nghiên cứu kỹ, chuẩn bị giấy tờ và xử lý thật tốt nhé. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của AirportCargo nhé.