C/O là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa (Certificate of origin – CO). Chứng từ này giúp cho hàng hóa Xuất nhập khẩu được nhiều ưu đãi hơn về thuế quan. Nếu doanh nghiệp bạn đang muốn đăng ký C/O cho các mặt hàng thì cần nắm rõ thủ tục cấp C/O chi tiết và chính xác. Để có thể làm tốt những giấy tờ ấy, AirportCargo sẽ hướng dẫn các bạn thủ tục làm C/O và những lưu ý cần biết.
1. Cơ quan làm thủ tục cấp C/O
Thủ tục cấp C/O được làm bởi cơ quan cấp C/O là những đơn vị có liên quan, quản lý trực tiếp đến việc cấp C/O cho loại hàng hóa đó.
Bộ Công thương là cơ quan quy định chi tiết việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Đối với C/O ưu đãi
+ Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực cấp đối với FTA, GSP (giầy dép)
+ Ban quản lý các Khu công nghiệp. Khu chế xuất cấp đối với C/O mẫu D
+ VCCI cấp đối với GSP (trừ giầy dép)
- Đối với C/O không ưu đãi: VCCI
- Đối với CNM: Được cấp bởi VCCI/ Phòng quảng lý xuất nhập khẩu khu vực
2. Thời điểm và thời gian làm thủ tục cấp C/O
Đối với từng loại FTA thì việc cấp C/O cũng được áp dụng tương ứng.
- ATIGA – Cấp trước hoặc vào thời điểm xuất khẩu. Hoặc không muộn quá 3 ngày.
- AVFTA – Cấp trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu hoặc sau 03 ngày
- AKFTA – Cấp trước hoặc vào thời điểm hàng lên tàu hoặc không quá 03 ngày làm việc
- AJCEP – Cấp trước thời điểm giao hàng hoặc không muộn hơn 03 ngày tính từ ngày giao hàng
- AIFTA – Cấp vào thời điểm xuất khẩu. Hoặc trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày xuất khẩu
- AANZFTA – Cấp trong thời gian sớm nhất. Nhưng không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày xuất khẩu
- VJEPA – Cấp trước thời điểm giao hàng. Hoặc không chậm hơn 03 ngày. Lấy ngày giao hàng làm mốc tính.
- VKFTA – Cấp trước hoặc vào thời điểm hàng lên tàu. Hoặc trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hàng lên tàu.
- VCFTA – Cấp trong thời gian sớm nhất. Nhưng không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày xuất khẩu
- VNEAEUFTA – Cấp trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu
Trong trường hợp bên nhận được bộ hồ sơ C/O đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được cấp ngay trong ngày.
Nếu có các trường hợp cần thiết khác, thời hạn này có thể được kéo dài không quá 03 ngày. Nếu cần xác minh tại cơ sở sản xuất, cán bộ C/O sẽ thông báo trước cho Người xuất khẩu. Thời hạn xác minh không quá 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận Hồ sơ
3. Bộ hồ sơ đối với các doanh nghiệp lần đầu làm thủ tục cấp C/O
Lập, nộp 1 bộ hồ sơ thương nhân cho Tổ chức cấp C/O đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
- Thông tin của thương nhân
- Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân (Mẫu số 01 của Nghị định 31/2018/NĐ-CP);
- Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhan (Mẫu số 02 của NĐ 31/2018/NĐ-CP);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
- Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dẫu với cơ quan công an (nếu có)
Hồ sơ thương nhân được khai báo qua trang điện tử: comis.covcci.com.vn
Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được cập nhật tại trang điện tử: comis.covcci.com.vn. Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật 2 năm một lần.
4. Hồ sơ xin cấp C/O
Bộ hồ sơ xin đề nghị cấp C/O bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo Mẫu số 04 của Nghị Định 31/2018/NĐ-CP). Và được khai báo qua trang điện tử: comis.covcci.com.vn;
- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
- Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
- Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bản sao B/L hoặc AWB hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương. Đóng dấu sao y bản chính của thương nhân trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.
- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi. Hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo Mẫu quy định.
- Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ. Hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo Mẫu quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
- Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
5. Các bước cần thiết thực hiện trước khi đề nghị làm thủ tục cấp C/O:
Bước 1:
Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ toàn bộ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;
Bước 2:
Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu. 4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định;
Bước 3:
Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam/ASEAN. Và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;
Bước 4:
Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5.
Bước 5:
So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;
Bước 6:
Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không.
VD: C/O mẫu A XK sang EU – Annex 22-03, Thụy Sỹ – Annex 4, Japan – Annex 5, … Hoặc C/O mẫu B – Phụ lục I – thông tư 05/2018/TT-BCT
Bước 7:
Nếu sản phẩm chưa đáp ứng quy định phù hợp tại bước 6. Vận dụng các điều khoản ngoại lệ/đặc biệt sau:
- Về quy định vi phạm cho phép (Derogation/Tolerance/De Minimis) đối với các nguyên vật liệu hoặc bộ phận không có xuất xứ áp dụng theo tiêu chí “Chuyển đổi ãm số hang hóa”;
- Quy định cộng gộp song phương;
- Về quy định cộng gộp khu vực;
- Quy định cộng gộp khác và/hoặc các quy định mở rộng liên quan khác.
Trường hợp nộp bổ sung chứng từ
Trong trường hợp cần thiết, Tổ cấp C/O của VCCI kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân. Hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Sau đó nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất). Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước. Trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất. Giấy phép xuất khẩu (nếu có). Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
Để được cấp C/O, bạn cần căn cứ những thông tin thực hiện theo đúng quy định. Mong rằng bài viết thủ tục cấp C/O trên cung cấp đầy đủ thông tin mà bạn đang cần. Tiếp tục theo dõi những bài viết về logistics cũng như xuất nhập khẩu tiếp theo của AirportCargo nhé.
Có thể bạn quan tâm: Giao nhận hàng hoá Trung Việt giá rẻ