Với mặt hàng nguy hiểm để được vận chuyển bắt buộc phải xin giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trước sau đó mới tiến hành việc vận chuyển. Để biết được loại hàng nào thuộc diện hàng nguy hiểm, đồng thời nắm được thủ tục xin cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì các bạn hãy theo dõi bài viết dưới của AirportCargo nhé.
1. Các đối tượng phải xin cấp giấy phép hàng nguy hiểm
– Đường bộ: Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau:
Loại 1.
Nhóm 1.1: Các chất nổ.
Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp.
Loại 2:
Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí ga không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí ga độc hại.
Loại 3. Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.
Loại 4.
Nhóm 4.1: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy.
Nhóm 4.2: Các chất dễ tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.
Loại 5.
Nhóm 5.1: Các chất ôxy hóa.
Nhóm 5.2: Các hợp chất ô xít hữu cơ.
Loại 6.
Nhóm 6.1: Các chất độc hại.
Nhóm 6.2: Các chất lây nhiễm.
Loại 7: Các chất phóng xạ
Loại 8: Các chất ăn mòn.
Loại 9. Các chất và hàng nguy hiểm khác.
– Đường thủy: Căn cứ tính chất hóa học, lý học, hàng hóa nguy hiểm được phân thành 09 loại và các nhóm sau:
Loại 1: Chất nổ.
Nhóm 1.1: Chất nổ.
Nhóm 1.2: Vật liệu nổ công nghiệp.
Loại 2: Chất khí dễ cháy, độc hại.
Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí ga độc hại.
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy.
Loại 4: Chất rắn dễ cháy.
Nhóm 4.1: Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy.
Nhóm 4.2: Chất dễ tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5: Chất oxy hóa.
Nhóm 5.1: Chất oxy hóa.
Nhóm 5.2: Hợp chất oxit hữu cơ.
Loại 6: Chất độc hại, lây nhiễm.
Nhóm 6.1: Chất độc hại.
Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và hàng hóa nguy hiểm khác.
– Đường sắt: Căn cứ tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 09 loại (các loại 1, 2, 4, 5 và 6 được chia thành các nhóm) sau đây:
Loại 1: Chất nổ.
Nhóm 1.1: Chất nổ.
Nhóm 1.2: Vật liệu nổ công nghiệp.
Loại 2: Chất khí dễ cháy, độc hại.
Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí ga độc hại.
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy.
Loại 4: Chất rắn dễ cháy.
Nhóm 4.1: Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy.
Nhóm 4.2: Chất dễ tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5: Chất ô xy hóa.
Nhóm 5.1: Chất ô xy hóa.
Nhóm 5.2: Hợp chất ô xit hữu cơ.
Loại 6: Chất độc hại, lây nhiễm.
Nhóm 6.1: Chất độc hại.
Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và hàng nguy hiểm khác.
2. Quy trình cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Bước 1:
Chủ hàng nguy hiểm hoặc chủ phương tiện vận chuyển hàng lập 02 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT và gửi đến Tổng cục Môi trường để xem xét cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (GPVCHNH).
Bước 2:
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thông báo qua điện thoại, email. Hoặc bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT.
Bước 3:
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp GPVCHNH cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT.
Bước 4:
Nếu thông tin trong hồ sơ đăng ký có dấu hiệu khai báo sai hoặc hàng nguy hiểm vận chuyển với khối lượng lớn hoặc có tính nguy hại cao. Tổng cục Môi trường sẽ trực tiếp kiểm tra hoặc chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương kiểm tra điều kiện chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Thông tư này trước khi cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm. Thời hạn kiểm tra, cấp Giấy phép là 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 5:
Tổng cục Môi trường có thể lấy ý kiến tham khảo của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh về việc đồng thuận hoặc không đồng thuận đối với việc cấp GPVCHNH.
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép chuyển hàng nguy hiểm
- Bảng kê danh mục, khối lượng và lịch trình vận chuyển. Danh sách phương tiện vận chuyển. Người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm ;
- Bản sao chứng thực Giấy phép điều khiển phương tiện còn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển,giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển, do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận được huấn luyện về vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định,
– Bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất;
– Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm còn hiệu lực do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy còn hiệu lực do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh có chữ ký. Đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (VCHNH) và các hồ sơ khác (nếu có).
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép VCHNH.
– Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép VCHNH;
– Kết quả thử nghiệm bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép VCHNH (nếu có);
– Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép VCHNH;
– Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép VCHNH.
Lưu ý:
Số lượng: 2 bộ đóng dấu giáp lai
Nơi nộp hồ sơ: Tổng cục Môi trường
Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc
Thời hạn hiệu lực của Giấy phép
a) Vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa:
– Giấy phép vận chuyển được cấp theo thời kỳ vận chuyển hoặc cấp theo lô hàng cần vận chuyển.
– Đối với Giấy phép vận chuyển cấp theo thời kỳ: không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
– Đối với Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng: không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong các thành phần hồ sơ. Giấy phép vận chuyển này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển;
b) Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện đường sắt:
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng cần vận chuyển. Thời hạn vận chuyển lô hàng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong những thành phần hồ sơ.
Giấy phép vận chuyển này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển.
Nhìn chung, việc xin giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm khá phức tạp. Bạn cần phải tìm hiểu và nắm rõ tất cả những mặt hàng thuộc diện hàng nguy hiểm. Tìm hiểu kĩ về thủ tục xin giấy cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm và thực hiện đúng theo yêu cầu để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. Tiếp tục theo dõi các bài viết tiếo theo của AirportCargo nhé.